Vai trò của GMP trong ngành Y Dược

GMP là hệ thống các tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất của sản phẩm, an toàn và hiệu quả đối với người sử dụng. Đồng thời, việc áp dụng GMP trong sản xuất cũng làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1. Giới thiệu về GMP

GMP ( viết tắt của Good Manufacturing Practices) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.

Xem thêm: Thiết kế phòng sạch chuẩn GMP | Lợi ích của GMP | 10 nguyên tắc cơ bản của GMP | GMP ở Việt Nam | 4 Cấp độ sạch trong nhà máy GMP

GMP bao gồm:

Các nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm…

GMP trong nhà xưởng
GMP áp dụng cho nhà xưởng

Để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả.

2. Các lĩnh vực áp dụng tiêu chuẩn GMP

– Dược phẩm

– Thực phẩm

– Mỹ phẩm

– Thiết bị y tế

– Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng,.. cũng áp dụng GMP trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quyết định của Bộ Y tế tại Việt Nam

3. Phạm vi của GMP

– Nhân sự

– Nhà xưởng

Máy móc trang thiết bị trong gmp thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe
Tiêu chuẩn GMP đối với hệ thống nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị

– Thiết bị

– Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân

– Quá trình sản xuất: công nhân thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu

– Chất lượng sản phẩm thông qua thử nghiệm mẫu

– Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh

– Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hợp lý nhất

– Thực hiện tài liệu, hồ sơ …

4. Nội dung của GMP

– Các yêu cầu kỹ thuật hoặc quy trình chế biến tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất được mô tả rõ ràng.

– Các lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật đã nêu được nêu rõ

– Các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo đạt được yêu cầu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm, phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu rõ.

– Các việc thực hiện và quy định giám sát việc thực hiện GMP được phân công cụ thể.

5. Nguyên tắc thực hiện của GMP

– Các yêu cầu kỹ thuật và quy trình chế biến qua các công đoạn, một phần công đoạn phải được mô tả rõ ràng.

– Phải nêu rõ lý do thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật.

– Các thao tác, thủ tục phải được mô tả chính xác và tuân thủ theo các công đoạn hoặc từng phần của công đoạn sản xuất.

– Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh cho sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật phải được mô tả rõ ràng, cụ thể và đảm bảo chính xác.

– Các quy trình giám sát việc thực hiện GMP được phân công cụ thể và thực hiện nghiêm chỉnh.

6. Vai trò của GMP

– Xem xét, xây dựng thủ tục cho tất cả các quá trình quan trọng. Và được phê chuẩn thực hiện nhằm đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật.

– Xác định và được đưa ra các yêu cầu thực hiện về các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm kiểm soát một cách rõ ràng.

– Việc kiểm soát chất lượng và quá trình sản xuất được chuẩn hóa dẫn đến tiết kiệm được chi phí. Các yêu cầu về nhà xưởng, thiết bị được đầu tư hiệu quả, rõ ràng.

– Đội ngũ nhân viên được nâng cao trình độ hiểu biết và được cải thiện tính năng động. Ngoài ra, sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý được tăng lên.

– Bảo vệ được thương hiệu và đạt được sự công nhận của quốc tế. Khả năng cạnh tranh vè tiếp thị cùng với cơ hội kinh doanh sản xuất – xuất khẩu được tăng lên.

– Kiểm tra độc lập được chuyển sang công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Đáp ứng được các yêu cầu về thị trường quốc tế.

– Đảm bảo được sự chính xác của các thông số kỹ thuật và hiệu quả của các phòng ban, bộ phận khác nhau như hành chính, nhân sự, cung tiêu,…

GMP giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm
GMP giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm

– Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo qua việc thực hiện đúng các yêu cầu, nguyên tắc, thao tác và chất lượng công việc.

– Tiết kiệm được chi phí, thời gian sản xuất và tăng năng suất lao động nhờ vào việc kiểm soát, phòng ngừa lỗi sai từ những công đoạn đầu tiên làm giảm thiểu các sản phẩm sai hỏng không đáng có.

– Đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất và lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu.

Qua bài viết, chúng ta thấy được tầm quan trọng của GMP là rất lớn đối với các doanh nghiệp. GMP không những đem lại nhiều lợi ích mà còn có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. INTECH đã giúp các bạn hiểu hơn về vai trò của GMP.

 

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *