VACCINE LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CỦA VACCINE NHƯ THẾ NÀO ?

Dịch bệnh Covid-19 đang bước vào giai đoạn mới với nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Vaccine là một trong những phương pháp tối ưu trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vậy, vaccine là gì ? Chúng có tác dụng như thế nào trong việc phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh ?

1. VACCINE LÀ GÌ ? CÓ NHỮNG LOẠI VACCINE NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG ?

1.1. VACCINE LÀ GÌ ?

Vaccine là các loại chế phẩm sinh học. Chúng được ra đời với mục đích tăng khả năng miễn dịch, tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể người. Vaccine có nguồn gốc từ chính vi sinh vật trực tiếp gây bệnh cho con người, nhưng được bào chế, sản xuất để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Việc sử dụng vaccine được coi là phương pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng.

Xem thêm: Quy trình sản xuất Vaccine? Vaccine được sản xuất như thế nào?

vaccine-la-gi-tac-dung-cua-vaccine-nhu-the-nao
Vaccine là gì ?

1.2. PHÂN LOẠI VACCINE NHƯ THẾ NÀO

Phụ thuộc vào bản chất vaccine, chúng được phân chia thành 5 nhóm như sau:

1.2.1. Vaccine sống giảm độc lực

Vaccine sống giảm độc lực là các loại vaccine chứa vi sinh vật còn sống nhưng được loại bỏ độc tố hoặc các loại vi sinh vật có liên hệ chặt chẽ với vi sinh vật gây bệnh nhưng có độc tính thấp hơn rất nhiều lần.

Mặc dù phần lớn vaccine sống giảm độc lực có nguồn gốc virus, tuy nhiên một số chúng có bản chất vi khuẩn, như vaccine thương hàn và một số loại vaccine phòng nhiễm trùng Shigella, Yersinia,…

Tuy dễ triển khai và sản xuất, vaccine sống giảm độc lực có thể tiềm ẩn nguy cơ an toàn đối với những người bị suy giảm miễn dịch, một số trường hợp có thể biến chủng trở thành dạng có độc lực và gây bệnh.

1.2.2. Vaccine bất hoạt

Vaccine bất hoạt là các loại gồm những vi sinh vật đã chết được loại bỏ độc lực bằng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ. Các vi sinh vật nói trên không thể phát triển trong cơ thể người tuy nhiên lại có khả năng kích thích sự hình thành kháng thể do phần vỏ bọc tế bào vi sinh vật vẫn còn được giữ lại.

Vaccine bất hoạt gồm 2 loại:

  • Vaccine bất hoạt toàn thể là các loại vaccine chứa phần vỏ bọc bên ngoài của vi sinh vật. Vi sinh vật làm nguyên liệu cho vaccine bất hoạt toàn thể không còn khả năng sinh trưởng, nên vaccine loại này an toàn kể cả đối với người bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, vaccine loại này cần phải sử dụng liều lặp lại.
  • Vaccine dưới đơn vị là các loại vaccine chỉ chứa một số thành phần kháng nguyên cần thiết đủ để kích thích sinh miễn dịch cho cơ thể. Đây là loại vaccine an toàn cho cơ thể người, tuy nhiên quá trình sản xuất khá phức tạp do phải nghiên cứu và chọn lọc các vùng sinh miễn dịch đặc hiệu trên tế bào vi sinh vật.

Hiện nay, vaccine bất hoạt là loại vaccine được sử dụng khá phổ biến, do tính an toàn cao và quy trình sản xuất không quá phức tạp. Một số loại vaccine bất hoạt phổ biến có thể kể đến như vaccine viêm gan B, HPV, ho gà, phế cầu,… Vaccine Sinopharm phòng Covid-19 do Trung Quốc sản xuất cũng được xếp vào nhóm vaccine bất hoạt này.

Xem thêm: Nhà máy sản xuất Vaccine

vaccine-la-gi-tac-dung-cua-vaccine-nhu-the-nao
Vaccine bất hoạt

1.2.3. Vaccine dị chủng

Trong một số trường hợp, các chủng vi sinh vật gây bệnh cho động vật mà có cấu trúc tương đồng với các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người cũng được sử dụng làm vaccine. Các nhà khoa học phân loại nhóm vaccine đó vào lớp vaccine dị chủng. Vaccine dạng này thường là vaccine sống, bệnh nhân khi sử dụng không phải tiêm liều nhắc lại.

1.2.4. Vaccine thế hệ mới

Vaccine thế hệ mới là các loại vaccine được sản xuất bằng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại như kỹ thuật DNA tái tổ hợp, vector virus,… Các loại vaccine nhóm này được phân thành 3 nhóm sau:

  • Vaccine tái tổ hợp: Nguyên liệu sản xuất vaccine tái tổ hợp là các đoạn DNA mang thông tin kháng nguyên được gắn với một vật mang đưa vào cơ thể người. Vaccine tái tổ hợp có ưu điểm an toàn hơn so với vaccine sống, nhưng khó sản xuất và rất tốn kém.
  • Vaccine DNA: Vaccine DNA được sản xuất bằng phương pháp chèn DNA biểu hiện kháng nguyên vi khuẩn hoặc virus vào tế bào người. Kỹ thuật sản xuất vaccine DNA khá phức tạp và có giá thành cao.
  • Vaccine mRNA:  Là các đoạn mRNA được bao gói trong các hạt nanolipid và đưa vào cơ thể người qua đường tiêm. Đây là loại vaccine cần trình độ kỹ thuật cao, hiện chỉ có tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp,…. Vaccine Pfizer và vaccine Moderna phòng Covid-19 thuộc nhóm này.
vaccine -la-gi-tac-dung-cua-vaccine-nhu-the-nao
Vaccine thế hệ mới

2. CƠ CHẾ, TÁC DỤNG CỦA VACCINE

Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bằng cách phát hiện các tác nhân gây bệnh, ghi nhớ chúng và tái huy động khi tác nhân gây bệnh quay trở lại tấn công cơ thể. Tuy nhiên, khi tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể lần đầu tiên, hệ miễn dịch không có đủ thời gian để nhận dạng, nắm bắt và xử lý tác nhân khiến cơ thể người bệnh phải chịu sự tác động lớn, người bệnh có thể bị ốm nặng hoặc thậm chí phải tiến hành cấp cứu, điều trị tại bệnh viện.

Chính vì lý do trên, vaccine được ra đời nhằm mục đích “huấn luyện” hệ miễn dịch trước các tác nhân gây hại như vi sinh vật mà không gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Để làm được điều này, một số phần tử nhất định của vi khuẩn hoặc virus không có độc tính được đưa vào cơ thể người nhằm kích hoạt hệ miễn dịch. Bằng phương pháp trên, hệ miễn dịch có thể ghi nhớ, nhận biết kẻ thù một cách an toàn và chủ động xử lý tác nhân gây hại trong lần mắc bệnh thứ hai.

Ngoài cấp độ cá nhân, vaccine còn có thể hoạt động trên quy mô quần thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chủng ngừa một quần thể lớn giúp hạn chế tối đa khả năng bùng dịch. Điều này được giải thích do vi khuẩn hoặc virus không có đủ vật chủ để thiết lập chỗ đứng, từ đó mà chúng có thể biến mất hoàn toàn.

Xem thêmVaccine được bảo quản như thế nào?

3. QUY TRÌNH CHUẨN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NHÀ MÁY VACCINE

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đây là khu vực rất thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của nhiều chủng vi sinh vật khác nhau. Trong 2 thập niên đầu của thế kỉ 21, chúng ta phải đối diện với 4 đợt dịch khác nhau là dịch SARS, H5N1, H1N1 và hiện nay là Covid-19. Các đợt dịch diễn ra với tần suất bất thường, nhưng trong khoảng 10 năm gần đây chúng diễn ra nhanh hơn, bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chính vì những chỉ báo trên, thị trường vaccine tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển rất nhanh. Để quý doanh nghiệp yên tâm hơn với lựa chọn của mình, INTECH xin đưa ra quy trình chuẩn triển khai dự án nhà máy vaccine gồm những bước sau:

  • Thành lập dự án xây dựng nhà máy vaccine
  • Tư vấn dây chuyền, công nghệ sản xuất
  • Tư vấn thiết kế bản vẽ tổng thể nhà máy vaccine
  • Xây dựng nhà thép tiền chế.
  • Xây dựng phòng sạch, lắp đặt trang thiết bị sản xuất.
  • Đào tạo nhân sự nhà máy kỹ năng, kiến thức GMP.
  • Hoàn thiện hồ sơ thẩm định đánh giá GMP.

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ sản xuất Vaccine

vaccine-la-gi-tac-dung-cua-vaccine-nhu-the-nao
Quy trình chuẩn triển khai nhà máy vaccine

4. KINH NGHIỆM INTECH TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN VACCINE

Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, INTECH tự hào vì là người bạn đồng hành, người trợ lý hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong các dự án nhà máy dược phẩm khác nhau như nhà máy Dược Sao Thái Dương, Francia, Tami Natural Home,… Sự hài lòng của khách hàng luôn là phương châm đi đầu trong quá trình phát triển của chúng tôi.

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực tư vấn, thi công xây dựng nhà máy, phòng sạch đạt tiêu chuẩn GMP, ISO, INTECH hân hạnh được giới thiệu tới quý doanh nghiệp giải pháp công nghệ xây dựng toàn diện, tổng thể như sau:

  • Tư vấn,lựa chọn dây chuyền, trang thiết bị sản xuất.
  • Thiết kế bản vẽ mặt bằng tổng thể.
  • Thi công cơ bản, lắp đặt phòng sạch, hệ thống phụ trợ
  • Đào tạo nhân sự kỹ năng, kiến thức GMP, ISO.
  • Hoàn thiện hồ sơ thẩm định và thực hiện thủ tục thẩm định nhà máy.

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu triển khai dự án nhà máy, phòng sạch chuẩn GMP, ISO – Hãy liên hệ INTECH để được hỗ trợ kịp thời.

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *