TƯ VẤN, THIẾT KẾ PHÒNG SẠCH, NHÀ MÁY HÓA – MỸ PHẨM ĐẠT CHUẨN GMP
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Tại sao lại phải GMP cho các sản phẩm mỹ phẩm ?
Mục đích của hướng dẫn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (GMP) là đảm bảo sản phẩm được sản xuất và kiểm tra chất lượng một cách thống nhất theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Tiêu chuẩn liên quan đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm.
Thực hiện tốt Tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm giúp doanh nghiệp có các sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm trong và ngoài nước.
Sự cần thiết của việc tư vấn và thiết kế phòng sạch hóa mỹ phẩm.
Theo Điều 13, chương IV, thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm quy định :
” Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm “.
Nội dung về GMP cũng được đưa vào kiểm tra và thanh tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, buôn bán mỹ phẩm :
” Đối với doanh nghiệp, tư vấn và thiết kế về GMP cho hóa – mỹ phẩm là bước đầu tiên và cần thiết để doanh nghiệp tiến hành GMP cho khối sản xuất. Sau khi sản phẩm được chứng nhận GMP sẽ khẳng định được chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường “.
Yêu cầu cấp độ phòng sạch đối với phòng sạch hóa mỹ phẩm.
Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sản xuất.
- Nhân viên : Nhân viên khi vào khu vực sản xuất đều phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ. Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm.
- Nhà xưởng : Cần có đủ khu vực rửa và vệ sinh cho nhân viên, tách biệt với khu sản xuất. Cần có khu vực cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên. Chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm thu nhận ngoài khu vực sản xuất.
- Các hóa chất diệt chuột, côn trùng, nấm mốc và các vật liệu làm vệ sinh không được gây tạp nhiễm cho trang thiết bị sản xuất, nguyên liệu, bao bì đóng gói, thành phẩm.
- Trang thiết bị và máy móc : Các thiết bị và dụng cụ cần được giữ sạch sẽ.
Việc vệ sinh cần thực hiện theo đúng các quy trình thao tác chuẩn trong làm vệ sinh các thiết bị máy móc. Ngoài vệ sinh để đảm bảo tiêu chuẩn sạch trong GMP hóa mỹ phẩm thì còn một số quy định liên quan :
- Nhân sự : Nhân sự hoạt động trong sản xuất mỹ phẩm có kiến thức chuyên môn đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao.
- Nhà xưởng : Nhà xưởng phải được thiết kế, xây dựng, bảo trì phù hợp và có diện tích phù hợp với các hoạt động của cơ sở sản xuất
- Trang thiết bị : Trang thiết bị cần được thiết kế và lắp đặt phù hợp cho các hoạt động sản xuất.
- Sản xuất : Đảm bảo tiêu chuẩn trong nguyên, vật liệu đầu vào, hệ thống đánh số lô, thiết bị đo lường, quy trình sản xuất, sản phẩm khô, sản phẩm ướt, dán nhãn, đóng gói, thành phẩm.
- Kiểm tra chất lượng : Cần thiết lập một hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình.
Quy trình tư vấn phòng sạch hóa mỹ phẩm.
Bước 1 : Khảo sát, đánh giá yêu cầu của doanh nghiệp (chủ đầu tư): xây mới, nâng cấp, sản phẩm của doanh nghiệp cần GMP (dạng bào chế, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm).
Bước 2 : Chuyên gia thiết kế, kỹ thuật về phòng sạch tiến hành đo đạc các thông số tại khu vực sản xuất hóa mỹ phẩm.
Bước 3 : Tư vấn xây dựng nhà xưởng, lắp đặt các trang thiết bị sản xuất hóa mỹ phẩm sao cho tối ưu về mặt chi phí nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn về GMP.
Bước 4 : Dựa trên cơ cấu, diện tích, mức độ lưu thông không khí, áp suất. Thiết kế theo các layout thích hợp, phù hợp với tiêu chuẩn GMP.
Bước 5 : Báo giá chi tiết hơn để doanh nghiệp tham khảo.
Bước 6 : Nếu doanh nghiệp chọn INTECH làm đối tác để thực hiện dự án thì sẽ tới bước tiếp theo.
Ngoài tư vấn, thiết kế phòng sạch Hóa mỹ phẩm chuẩn GMP thì INTECH Group còn cung cấp một số dịch vụ :
- Xin phép xây dựng nhà xưởng, phòng sạch.
- Thi công, giám sát quá trình xây dựng GMP.
- Đào tạo, lập hồ sơ đánh giá thẩm định lần đầu và tái thẩm định GMP.
INTECH cam kết khách hàng khi tư vấn, thiết kế phòng sạch, nhà xưởng hóa mỹ phẩm đạt chuẩn GMP
- Chất lượng, tin cậy : được tư vấn bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GMP : Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Đảm bảo chứng nhận GMP (INTECH hỗ trợ trong việc tư vấn, xây dựng hồ sơ, đào tạo, xây dựng, thi công để đạt chứng nhận GMP).
- Giá cả hợp lý : INTECH luôn cải tiến và mang đến khách hàng những giá trị với chi phí hợp lí nhất để tối ưu ngân sách cho doanh nghiệp.
- Bảo hành : INTECH có đội ngũ nhân sự cùng chính sách của công ty để đảm bảo nhà máy có thể hoạt động ổn định.
Với kinh nghiệm thực tiễn về thi công phòng sạch, nhà máy đạt chuẩn GMP cùng các dịch vụ khác, INTECH luôn mong muốn mang lại giải pháp tổng thể, toàn diện về GMP cho khách hàng, đồng thời trở thành người bạn đồng hành uy tín trong tiến trình chuẩn hóa GMP. Hãy để INTECH đóng góp một phần nhỏ cho sự thành công doanh nghiệp của bạn trong tiến trình chuẩn hóa GMP.
Hotline: (HN) 0967413186 – (SG) 0981.495.038
Email: contact@intech.vn