Phòng thí nghiệm là cơ sở không thể thiếu đối với các trung tâm, viện nghiên cứu cũng như các công ty sản xuất. Vậy thiết kế phòng thí nghiệm hoàn chỉnh như thế nào để đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng an toàn, hiệu quả?
Mục Lục Bài Viết
1. Phòng thí nghiệm là gì?
Phòng thí nghiệm là một phòng hoặc một cơ sở riêng biệt được thiết kế, xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị, hóa chất nhằm mục đích tiện ích, an toàn phục vụ hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, kiểm tra chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau.
Xem thêm: Tư vấn GLP, ISO 17025 cho phòng thí nghiệm – INTECH Group
2.Tiêu chuẩn thiết kế phòng thí nghiệm
Với mỗi phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có những tiêu chuẩn thiết kế khắt khe riêng biệt để phù hợp và đạt tiêu chuẩn với đối tượng thí nghiệm. Vì vậy, nó khá đa dạng về hoạt động cũng như tính năng thiết yếu. Sau đây là một số tiêu chuẩn chung sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ trước tiên phù hợp với nhân viên làm việc, nhiệt độ ổn định là 20 độ C. Đối với hóa chất hay thiết bị đặc biệt phải bảo quản ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ta phải thiết kế khu vực riêng để bảo quản nó, tách biệt với không gian làm việc của cán bộ nghiên cứu.
Độ ẩm
Độ ẩm tại các phòng thí nghiệm dao động từ 40 – 70%.
Chiếu sáng
Phòng thí nghiệm phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo (hệ thống đèn chiếu sáng) để đảm bảo đủ tầm nhìn cho cán bộ nhân viên làm việc, hoạt động. Ánh sáng vừa đủ, tránh hiện tượng quá sáng dẫn đến chói mắt cũng như lãng phí điện.
Thông gió phòng thí nghiệm
Phòng được đặt các thiết bị làm thông thoáng, hạn chế mùi ở phòng như quạt gió, tủ hút. Đối với các vật liệu, hóa chất dễ bay hơi phải thực hiện trong tủ hút để đảm bảo an toàn.
An toàn phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm phải tách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài nghĩa là được ngăn cách bởi bốn bức tường để dễ dàng xử lý sự cố như tràn nước, hóa chất,..
Thiết kế nội thất: Các bề mặt của bàn làm việc, tủ đựng hóa chất không thấm các hóa chất được sử dụng để tránh hiện tượng ăn mòn, hỏng hoặc phản ứng với hóa chất ví dụ như: mặt bàn bằng gỗ dễ cháy và hấp thụ các chất lỏng hóa chất, ….Các giá đỡ cũng như bàn thí nghiệm không nên thiết kế quá cao tránh mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Thiết bị rửa khẩn cấp: Phải có bồn rửa tay, mắt, vòi hoa sen lắp đặt vị trí thuận lợi nhất để nhân viên, cán bộ nhanh chóng xử lý sự cố như: hóa chất bị đổ ra tay chân, dính vào mắt hoặc toàn người.
Bảng hiệu: In ấn các bảng hiệu, ký tự dễ hiểu khi nhìn vào để dễ dàng nhận biết sử dụng và lưu ý ví dụ: dấu hiệu nhận dạng thiết bị xử lý khẩn cấp; dấu hiệu nhận biết các chất lỏng dễ bay hơi, các chất oxy hóa mạnh, các axit, bazơ mạnh.
Xem thêm: Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP
Lưu trữ phòng thí nghiệm
Hóa chất và dụng cụ cũng như giấy tờ phải lưu trữ trong các tủ có ngăn, chìa khóa riêng biệt và được ghi chép thời gian sử dụng rõ ràng, tránh hiện tượng người lạ sử dụng không đúng mục đích. Hóa chất được phân vào các tủ như sau:
Tủ lưu trữ chất lỏng dễ cháy
Tủ lưu trữ chất lỏng ăn mòn: axit, bazo phải được lưu trữ riêng biệt và xếp ở tầng thấp nhất.
Tủ lưu trữ khí nén
Vệ sinh
Các đồ nội thất bằng phẳng, tránh làm từ gỗ (gỗ dễ hấp thụ các chất đặc biệt chất lỏng) dễ dàng lau dọn, vệ sinh. Không gian giữa bàn ghế, tủ, kệ nhân viên dễ dàng di chuyển làm sạch và bảo dưỡng thiết bị. Lắp đặt các thùng rác phân loại chất thải để tránh ô nhiễm môi trường cũng như tránh nguy hiểm cho người thu gom rác.
Như vậy, tiêu chuẩn thiết kế phòng thí nghiệm phải đề ra rõ ràng, chi tiết để cán bộ các phòng thí nghiệm dễ dàng có căn cứ chính xác làm theo. Từ đó, phòng thí nghiệm được thiết kế an toàn, hiệu quả và tiện ích.
Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trong tiến trình chuẩn hóa GMP.
Để được tư vấn về GMP liên hệ:
Tin liên quan