THIẾT BỊ SẢN XUẤT MỸ PHẨM CHUẨN CGMP

Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất mỹ phẩm càng ngày càng hiện đại, chất lượng mỹ phẩm càng được hoàn thiện, chất lượng tốt hơn. Doanh nghiệp cần trang bị gì cho mình để sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn ?

1. Sự khác biệt về dây chuyền sản xuất giữa các loại mỹ phẩm khác nhau

Tùy thuộc vào bản chất thành phẩm, nguyên liệu, quy trình gia công các loại mỹ phẩm khác nhau có những nét riêng biệt. Tuy nhiên, ta có thể xây dựng bộ quy trình chung sản xuất mỹ phẩm phụ thuộc vào các dạng mỹ phẩm khác nhau như sau:

Dạng MPKem/ Lotion dạng sữaLotionBộtSon
Thiết bị    
TrộnXXXX
Xay nghiềnX
Phân tán/Nhũ hóaXX
Làm lạnhXX
Đóng khuônXX
Đóng góiXXXX

Xem thêm: Lắp đặt nhà xưởng mỹ phẩm theo tiêu chuẩn CGMP

2. Các loại thiết bị dùng trong sản xuất mỹ phẩm chuẩn CGMP:

2.1. Thiết bị trộn

Thiết bị trộn và các thiết bị có khả năng đẩy nhanh quá trình nhũ hóa, hòa tan các chất các nhau trong môi trường phụ thuộc mức độ mong muốn của người sử dụng. Mỗi loại thiết bị trộn đều có hai bộ phận chính:

  • Thùng quay: Bộ phận dùng để chứa chất lỏng và các chất dùng để hòa tan, nhũ hóa khác. Bên trong thùng quay bộ phận cánh khuấy sẽ trực tiếp tác động, phối trộn các thành phần riêng biệt tạo dạng sản phẩm theo yêu cầu. Thùng quay có nhiều hình dạng khác nhau như hình ống, hình kim tự tháp, hình chữ V,…
  • Bộ phận cánh khuấy: Gồm cánh khuấy và motor quay. Motor quay giúp người dùng điều chỉnh tốc độ quay theo mong muốn, giúp cánh khuấy có thể tác động vào nguyên liệu đầu vào để tạo dạng sản phẩm theo yêu cầu. Trên thị trường có hai loại cánh khuấy khác nhau: cánh khuấy chân vịt và cánh khuấy mái chèo.
thiet-bi-san-xuat-my-pham-cgmp
Cơ chế hoạt động máy khuấy trộn

2.2. Thiết bị làm lạnh

Thiết bị làm lạnh thường sử dụng cho các hoạt động sản xuất mỹ phẩm như son môi, ke, hoặc các loại lotion sữa. Có nhiều loại máy làm lạnh trên thị trường nhưng chủ yếu tuân theo 2 cơ chế chính:

2.2.1. Làm lạnh bằng sự trao đổi nhiệt thông qua cánh khuấy:

Trong phương pháp này, mỹ phẩm sẽ được nhào trộn bằng cánh khuấy với dòng nước lạnh chảy xung quanh thùng chứa. Cơ chế này giúp nhiệt được trao đổi đều với khối mỹ phẩm lỏng bên trong. Các loại xà phòng được làm lạnh bằng phương pháp này.

2.2.2.  Làm lạnh bằng phương pháp trao đổi nhiệt bề mặt:

Kỹ thuật này gồm 2 phương pháp chính:

  • Sử dụng các tấm trao đổi nhiệt: Dòng nhũ tương nóng sẽ tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt của các tấm trao đổi nhiệt được sắp xếp sát nhau. Các loại mỹ phẩm có độ nhớt thấp được làm lạnh bằng phương pháp này.
  • Hệ thống trao đổi nhiệt bề mặt kết hợp lưỡi cào: Hệ thống này hoạt đồng thông qua các máy bơm giúp chất lỏng di chuyển giữa đầu vào và đầu còn lại được làm mát. Các loại mỹ phẩm có độ nhớt ao được làm lạnh bằng phương pháp này.

2.3 Máy ép khuôn

Máy ép khuôn được sử dụng để tạo hình một số loại mỹ phẩm như son môi, phấn nền.

2.3.1 Máy ép khuôn son môi

Có hai loại máy ép khuôn son môi phụ thuộc hình dạng khuôn, bao gồm:

  • Máy ép khuôn thủ công: Khuôn chỉ gồm các khối đúc bằng kim loại, được thiết kế sao cho quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh theo mức nhiệt độ mong muốn.
  • Máy ép khuôn tự động: Có thể tự động đúc son môi tự động với số lượng lớn. Tuy nhiên việc thiết lập các điều kiện nhiệt độ,… phải đảm bảo chính xác.
thiet-bi-san-xuat-my-pham-cgmp
Khuôn đúc son môi thủ công

2.3.2 Máy ép khuôn phấn nền:

Máy ép khuôn phấn nền bao gồm một bàn xoay có chứa các hố đựng đĩa kim loại được nạp nguyên liệu tự động. Lực nén giúp khối bột phấn được nén chặt lại trong hố, tạo ra hình dạng cơ bản cho phấn nền. Sau khi được nén chặt, máy sẽ tự động loại bỏ phần bột còn thừa.

3. Tại sao doanh nghiệp cần lắp đặt dây chuyền sản xuất mỹ phẩm chuẩn CGMP trong môi trường phòng sạch ?

Ngày nay, nhu cầu làm đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Các loại mỹ phẩm không chỉ được ưa chuộng bởi phái đẹp mà càng ngày càng được nam giới chú ý đến. Khi kiến thức của người tiêu dùng về mỹ phẩm tăng lên, các doanh nghiệp mỹ phẩm bắt buộc phải sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao,giá cả hợp lý với mẫu mã tốt để có thể trụ vững và tiếp tục phát triển trên thị trường.

Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất trong môi trường sạch, chất lượng cao. Việc áp dụng tiêu chuẩn phòng sạch cho các nhà máy sản xuất mỹ phẩm giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi thế kinh doanh như:

  • Giữ vững niềm tin người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.
  • Đạt tiêu chuẩn CGMP để có thể tiếp tục tiến ra thị trường Đông Nam Á.
  • Xây dựng quy trình chuẩn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, kỹ năng nhân sự.

Phòng sạch có 4 loại chính phụ thuộc vào chỉ tiêu cố định về số lượng tiểu phân trong nhà máy, bao gồm:

  • Cấp độ A: Phòng dùng để thực hiện các bước có khả năng gây tạp nhiễm trực tiếp cho sản phẩm.
  • Cấp độ B: Môi trường nền cho phòng sạch cấp độ A.
  • Cấp độ C/D: Các môi trường thực hiện các thao tác ít gây nhiễm hơn.

Việc xây dựng môi trường phòng sạch phụ thuộc vào từng giai đoạn sản xuất khác nhau.

Xem thêm: Tiêu chuẩn gmp mỹ phẩm

thiet-bi-san-xuat-my-pham-cgmp
Phòng sạch nhà máy mỹ phẩm chuẩn CGMP

4. INTECH – Cung cấp giải pháp tổng thể trong xây dựng nhà máy mỹ phẩm chuẩn CGMP.

Trong thời đại hiện nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm làm đẹp. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ càng ngày càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trong thị trường tiềm năng này cần tạo ra giá trị thực, đem tới người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao trên dây chuyền công nghệ hiện đại.

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xây dựng nhà máy mỹ phẩm chuẩn CGMP, INTECH Groups mong muốn trở thành trợ lý, người ban đồng hành cung cấp cho quý doanh nghiệp giá trị toàn diện từ tư vấn thiết kế, thi công xây dựng đến hoàn thiện hồ sơ đánh giá CGMP.

Xem thêm: Tư vấn xây dựng nhà máy mỹ phẩm đạt cGMP

Liên hệ ngay với chúng tôi để có được sự hỗ trợ sớm nhất.

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *