Sự khác biệt giữa dược mỹ phẩm và mỹ phẩm

Hiện nay, ngành công nghiệp làm đẹp với nhu cầu tăng cao thì đã ngày càng phát triển. Mỹ phẩm và dược mỹ phẩm đều được sử dụng trong ngành làm đẹp. Người ta thường không phân biệt rõ hai loại sản phẩm này. Thực tế, chúng khác nhau về công dụng, mục đích sử dụng và cả các tiêu chuẩn, điều kiện sản xuất. Vậy những khác nhau đó là gì? Hãy cùng GMP-EU tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

My-pham-va-duoc-my-pham-co-gi-khac-nhau
Hình minh họa

1. Mỹ phẩm là gì?

1.1. Khái niệm chung

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 2, Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm thì “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”

Như vậy, có thể thấy, mỹ phẩm là các sản phẩm dùng ngoài với mục đích chủ yếu là dưỡng, làm sạch hay làm đẹp và không có tác dụng điều trị. 

my-pham
Hình ảnh minh họa: Mỹ phẩm

1.2. Ưu điểm

  • Ưu điểm của mỹ phẩm nói chung là đa dạng chủng loại, dạng sản phẩm, thương hiệu. 
  • Dễ sử dụng và ít có nguy cơ bị phản ứng mạnh như dược mỹ phẩm
  • Các quy định về lưu hành và sản xuất sản phẩm không phức tạp như dược mỹ phẩm
  • Các sản phẩm thường có rất nhiều phân khúc giá cho người dùng lựa chọn

1.3. Nhược điểm

  • Thiên về dưỡng da và có ít sản phẩm điều trị được các vấn đề về da. Đa số mỹ phẩm chăm sóc da thiên về dưỡng nhiều hơn “trị”. Có chăng, những sản phẩm đặc trị của các thương hiệu chỉ có tác dụng nhỏ đến các vấn đề của da. Và các sản phẩm này không chuyên điều trị như dược mỹ phẩm.
  • Các thành phần ở 1 số thương hiệu bình dân không được bào chế và tuân thủ quy định nghiêm ngặt của phòng thí nghiệm. Do đó, khó kiểm định được tính an toàn của sản phẩm.
  • Do đa dạng thương hiệu nên rất dễ bị làm giả. Tù đó, có thể gây ra hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng. 

2. Dược mỹ phẩm là gì?

2.1. Khái niệm 

Dược mỹ phẩm hay còn được gọi là Cosmeceutical là sự kết hợp hoàn hảo của mỹ phẩm và dược phẩm. Chúng có tác dụng điều trị các vấn đề bên ngoài liên quan đến da, tóc. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm đẹp. Thành phần của nó có các hoạt chất có hoạt tính điều trị. Những hoạt chất này thường an toàn cho da, tóc. Một số hãng dược mỹ phẩm còn có các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như tinh dầu cỏ cây rất an toàn và không gây kích ứng cho da. Vì thế, dược mỹ phẩm thường có lòng tin của khách hàng bởi tính đảm bảo và hiệu quả của nó. 

duoc-my-pham
Hình ảnh minh họa: dược mỹ phẩm

2.2. Ưu điểm

Ưu điểm của dược mỹ phẩm được thể hiện ngay ở định nghĩa của nó. Ưu điểm của dược mỹ phẩm xoay quanh “tính an toàn” và “đặc trị”. Cụ thể dược mỹ phẩm có một vài ưu thế sau: 

  • Điều trị được các vấn đề của da, tóc,…: Dược mỹ phẩm mang đặc tính của mỹ phẩm và dược phẩm. Dược mỹ phẩm vừa có chức năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của làn da vừa đặc trị các vấn đề như mụn, nám, tàn nhang, viêm da, lão hóa…
  • Phân khúc đa dạng và phù hợp với từng loại da: Dược mỹ phẩm chia ra từng dòng sản phẩm cho từng loại da riêng biệt như da dầu, da khô, da nhạy cảm… 
  • Tính an toàn: 

+ Thành phần lành tính: dược mỹ phẩm không chứa các thành phần độc hại hay chất gây dị ứng da. Bản thân hãng dược mỹ phẩm khi sản xuất sản phẩm cũng phải cam kết dựa trên những kết luận cụ thể về việc loại bỏ hoàn toàn những chất gây hại đến da và nồng độ cho phép của các chất có trong sản phẩm.

+ Nghiên cứu và bào chế bằng công nghệ tiên tiến. Để các hoạt chất vốn chỉ hoạt động tốt trong phòng thí nghiệm như vitamin C, Salicylic Acid có thể bền vững ở môi trường bình thường đòi hỏi phải được bào chế khắt khe bởi các công nghệ tiên tiến nhất.

+ Điều kiện sản xuất dược mỹ phẩm cũng khắt khe, đảm bảo hơn mỹ phẩm. Các dây chuyền sản xuất cần đạt tiêu chuẩn GMP như thuốc. Dó đó có sự uy tín, đảm bảo hơn.

2.3. Nhược điểm 

  • Giá thành khá cao: Các sản phẩm dược mỹ phẩm thường có giá cao hơn. Bởi những ưu điểm kể trên và tính an toàn nên dược mỹ phẩm thường có giá thành đắt hơn mỹ phẩm chăm sóc da thông thường. 
  • Không am hiểu kĩ càng có thể gây kích ứng với da nhạy cảm. Một điểm lưu ý khi sử dụng dược mỹ phẩm là phải am hiểu sản phẩm và các thành phần. Thành phần hoạt chất có hoạt tính mạnh. Sử dụng dược mỹ phẩm cần trang bị đầy đủ kiến thức và thử nghiệm trước trên da để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
  • Điều kiện sản xuất cần đáp ứng những yêu cầu phức tạp hơn dược phẩm. 

3. Sản xuất mỹ phẩm và dược mỹ phẩm khác nhau như thế nào? 

san-xuat-my-pham
Hình ảnh minh họa: Sản xuất mỹ phẩm

3.1. Sản xuất mỹ phẩm

Để sản xuất mỹ phẩm doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện được đề cập tại nghị định 93/2016 do Chính phủ ban hành. Các điều kiện đó bao gồm yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất. Cụ thể:

  • Nhân sự:  Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Điều kiện cơ sở vật chất:

+ Có nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm.

+ Có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao,…

3.2. Sản xuất dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm cũng sản xuất dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Các điều kiện này sẽ nghiêm ngặt hơn, nhiều yêu cầu phức tạp hơn. Những yêu cầu này mở rộng hơn về cả nhà xưởng, trang thiết bị, nhân sự, vệ sinh, tài liệu, phòng sạch,… Từ đó đảm bảo được yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thông thường nhà máy dược mỹ phẩm sẽ cần đạt GMP (thực hành sản xuất tốt). 

GMP dành cho mỹ phẩm là C-GMP (Cosmetic Good Manufacture Pharmaceutical). Tại Việt Nam, chủ yếu áp dụng C-GMP ASEAN cho sản xuất mỹ phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm và giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu

Xem thêm: Các quy định của C-GMP về sản xuất mỹ phẩm

Xây dựng nhà máy mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm cũng cần nhiều nguồn lực và đầu tư về cả nhân lực và tài lực. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 

GMP-EU cùng đội ngũ trẻ tuối năng động với hơn 5 năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ giái đáp thắc mắc của các bạn! Chúng tôi cũng luôn tự tin và sẵn lòng với việc cung cấp những giải pháp tối ưu nhất về thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *