SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CẦN LƯU Ý GÌ ?

Trong những năm gần đây, thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việt Nam càng hoàn thiện hơn. Điều đó được thể hiện thông qua tăng trưởng cả về số lượng đến chất lượng sản phẩm lưu hành. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe càng ngày càng trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 17 năm đã có hơn 4000 công ty, gần 11000 sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Thị trường có khoảng hơn 20 triệu người đang sử dụng các sản phẩm này hàng ngày.

Tuy nhiên, nỗi lo tới từ người tiêu dùng vẫn còn đó. Một phần nhỏ các doanh nghiệp vẫn đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên nhân có thể kể đến là do doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và không có đầy đủ kiến thức cơ bản về pháp chế Dược Việt Nam.

Vậy các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần có những lưu ý gì ?

Xem thêm: Dịch vụ trọn gói trong xây dựng GMP, ISO

1. Danh mục các chất cấm, chất độc trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Chỉ tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm là chỉ tiêu về an toàn sản phẩm.

Điều này càng được thể hiện, khi dạo gần đây, hàng loại các vụ việc doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong sản xuất được phanh phui; gây thiệt hại cho người tiêu không chỉ hàng tỷ đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài cho sức khỏe. Không những thế, các sự vụ trên khiến cho uy tín của doanh nghiệp Việt suy giảm nghiêm trọng.

Vậy, phải chăng chúng ta không có đủ cơ sở pháp luật để hướng dẫn doanh nghiệp ?

Thật ra, không hẳn. Các chất gây hại cần được lưu ý khi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được quy định trong các văn bản hành chính của Bộ Y tế. Bạn có thể tìm kiếm nó dễ dàng trên trang chủ của Bộ, của Cục quản lý Dược hoặc từ các Sở Y tế tỉnh, địa phương. Tuy vậy, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất tự phát không nắm rõ các quy định ban hành. Họ vẫn sử dụng các chất không được cho phép nhằm thu lợi bất chính.

Có một số doanh nghiệp cho rằng, việc sử dụng chất cấm ở hàm lượng nhỏ, không đủ để gây hại. Tuy nhiên, cần nhớ rằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sử dụng lâu dài. Quá trình này tích lũy hoạt chất trong cơ thể người dùng, khiến họ có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp sử dụng các hoạt chất không rõ tên gọi, không rõ nguồn gốc xuất xứ còn khiến các cơ quan y tế gặp nhiều khó khăn trong việc nhận định bệnh nguyên của những triệu chứng ngộ độc kể trên, gây thêm cản trợ trong quá trình hỗ trợ điều trị người bệnh.

danh-muc-chat-cam-chat-doc-trong-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe
Danh mục chất cấm, chất độc trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Xem thêm: Tiêu chuẩn GMP cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2. Thử nghiệm lâm sàng cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Ngoài việc tuân thủ quy định về an toàn, bạn cần tiến hành đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng. Điều đó được thực hiện thông qua tiến hành đánh giá thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm lâm sàng là gì ? Thử nghiệm lâm sàng là hình thức đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua người tình nguyện nghiên cứu. Thử nghiệm lâm sàng được đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được đánh giá dựa trên các quy trình chặt chẽ, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành độc lập, không xung đột lợi ích với cơ sở sản xuất.

Tuy vậy, không phải sản phẩm nào cũng cần phải đánh giá thử nghiệm lâm sàng. Các trường hợp cần phải tiến hành đánh giá lâm sàng được quy định cụ thể. Danh sách bao gồm các sản phẩm mới; các sản phẩm lần đầu tiên được đưa ra thị trường; các sản phẩm có chứa các hoạt chất mới chưa được cấp phép,… Các trường hợp khác bạn có thể tìm hiểu thêm trong Thông tư 43 Bộ Y tế.

Vậy doanh nghiệp có nên tiến hành đánh giá lâm sàng ? Việc đánh giá thử nghiệm lâm sàng không chỉ nhằm tuân thủ các quy định hiện hành. Nó còn giúp các doanh nghiệp có được đánh giá chính xác sản phẩm của mình; tạo dựng lòng tin; xây dựng thương hiệu một doanh nghiệp sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, chân chính.

thu-nghiem-lam-sang-trong-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe
Thử nghiệm lâm sàng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

 

3. Nhà máy đạt chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm: Tiêu chuẩn GMP thực phẩm chức năng và những điều cần lưu ý

Kể từ ngày 17/7/2019 , tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đều phải được sản xuất trong các nhà máy đạt chuẩn GMP.

GMP là gì ? GMP là hệ thống các tiêu chuẩn, quy tắc đảm bảo Thực hành tốt sản xuất dược – thực phẩm bảo vệ sức khỏe. GMP quy định đầy đủ, bao quát tất cả các thành phần cấu thành 1 nhà máy hoàn chỉnh.

Việc áp dụng tiêu chỉ GMP để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Đảm bảo các tiêu chí an toàn, chất lượng cho sản phẩm.
  • Quản lý chủ động tất cả các quá trình sản xuất.
  • Dễ dàng quy chiếu với các nhà máy thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác.
  • Góp phần đưa doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường khác khó tính hơn.
  • Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với cộng đồng người tiêu dùng các nơi trên thế giới.
nha-may-dat-chuan-gmp-trong-san-xuat-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe
Nhà máy đạt chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Chính vì các lợi ích trên, doanh nghiệp nên tìm cho mình các cơ sở, chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm và chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế mặt bằng, thi công giám sát, đào tạo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký GMP cho doanh nghiệp của mình.

INTECH chúng tôi hân hạnh cung cấp giải pháp tổng thể cho vấn đề trên. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ chúng tôi ngay.

 

    Tin liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *