QUY TRÌNH SẢN XUẤT VACCINE ? VACCINE ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO ?

Việt Nam là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các dịch bệnh khác nhau. Hàng năm, ngoài Covid-19, chúng ta phải gánh chịu rất nhiều đợt dịch khác trong mùa mưa và đầu đông như H5N1, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,….với khả năng lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm cao. Điều đó khiến thị trường vaccine được đánh giá là thị trường có tiềm năng lớn tại Việt Nam. Vậy doanh nghiệp cần lên kế hoạch sản xuất vaccine như thế nào ?

1. Quy trình sản xuất vaccine cho doanh nghiệp

1.1. Thiết kế sản xuất thành phần hoạt tính cho vaccine

Thành phần hoạt tính (active ingredient) là thành phần quan trọng nhất trong vaccine. Phụ thuộc vào chủng loại vaccine có thể phân thành phần hoạt tính gồm vi sinh vật giảm độc lực hoặc bất hoạt; thành phần dưới đơn vị như vỏ vi sinh hoặc các gai protein kháng nguyên bề mặt; các thành phần lõi di truyền như mRNA hoặc DNA. Mỗi loại thành phần hoạt tính có quy trình sản xuất khác nhau

1.1.1. Quy trình sản xuất thành phần hoạt tính cho vaccine sống. 

Loại vaccine này sử dụng chính tế bào vi sinh vật làm nguyên liệu cho quá trình phát triển, sản xuất. Quá trình thiết kế sản xuất nguyên liệu dạng này được tiến hành như sau:

  • Lựa chọn chủng vi sinh vật cho quá trình sản xuất: Chủng vi sinh vật này có thể là chính chủng vi sinh vật gây bệnh cho người, cũng có thể là chủng vi sinh vật thuộc cùng một chi và có mối quan hệ gần gũi với chủng vi sinh vật gây bệnh như có cùng thành phần kháng nguyên hoặc cấu tạo lớp vỏ kháng nguyên tương đồng với chủng vi sinh vật gây bệnh.
  • Nuôi cấy tế bào vi sinh vật trong thiết bị nuôi cấy (bioreactor).
  • Bất hoạt độc lực vi sinh vật bằng các phương pháp vật lý, hóa học.

Xem thêm: Vaccine là gì? Tác dụng của Vaccine như thế nào?

quy-trinh-san-xuat-vaccine-vaccine-duoc-san-xuat-nhu-the-nao
Thiết kế sản xuất thành phần hoạt tính cho vaccine

1.1.2. Quy trình sản xuất thành phần hoạt tính cho vaccine bất hoạt hoặc vaccine dưới đơn vị

Vaccine bất hoạt và vaccine dưới đơn vị là các loại vaccine gồm thành phần là vỏ vi sinh vật hoặc các thành phần dưới vỏ như các protein gai kháng nguyên,… Đặc điểm chung của chúng là đã mất phần lõi di truyền khiến chúng không thể nhân lên trong cơ thể người. Quy trình sản xuất thành phần hoạt tính cho vaccine dưới đơn vị gồm nhiều kỹ thuật khác nhau, có thể kể đến như:

  • Tổng hợp pha rắn chuỗi polypeptide: Được ứng dụng để tổng hợp các chuỗi polypeptide ngắn có độ dài khoảng 20-30 đơn vị amino acid.
  • Protein tái tổ hợp: Phương pháp sinh học được dùng để tổng hợp protein kích thước phân tử lớn, cấu trúc phức tạp.
  • Protein liên hợp: Kỹ thuật liên hợp một kháng nguyên có khả năng nhận diện yếu với một kháng nguyên có khả năng nhận diện mạnh hơn đóng vai trò như các chất mang (carrier) giúp cơ thể nhận diện kháng nguyên yếu tốt hơn. Các kỹ thuật liên hợp thường phức tạp và rất tốn kém.

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ sản xuất Vaccine

1.2. Xây dựng công thức bào chế vaccine

Một loại vaccine có các thành phần cơ bản bao gồm kháng nguyên, tá dược, chất bảo quản và một số chất ổn định khác. “Tá dược vaccine” là các chất được thêm vào với mục đích tăng khả năng hoạt hóa miễn dịch, giảm lượng vaccine cần dùng để tạo miễn dịch chủ động và giảm số liều cần dùng cho cơ thể. Một số loại tá dược vaccine có thể kể đến như muối nhôm, monophosphoryl lipid A, QS21,….

Sau khi bổ sung tá dược, chế phẩm vaccine sẽ được thêm một số thành phần còn lại bao gồm chất bảo quản và các chất ổn định thể chất sản phẩm. Các thành phần trên được phối trộn đều để tiến hành đóng lọ và tiến hành đông khô.

quy-trinh-san-xuat-vaccine-vaccine-duoc-san-xuat-nhu-the-nao
Xây dựng công thức bào chế cho vaccine

1.3. Xử lý sau sản xuất và đóng bao bì

Bước cuối cùng của quá trình sản xuất vaccine là xử lý thành phẩm, đóng gói và kiểm soát chất lượng đầu ra.

Sau khi vaccine được sản xuất, chúng sẽ được đóng lọ và niêm phong. Bao bì cấp 1 để đóng gói vaccine phải được xử lý vô trùng trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, chúng phải được phân tách với các dây chuyền khác nhằm đảm bảo tránh nhiễm chéo, đảm bảo quy chuẩn GMP WHO sản xuất sinh phẩm y tế.

Sau khi đóng bao bì cấp 1, vaccine sẽ trải qua quá trình đông khô (free-drying). Đông khô là quá trình làm khô thành phẩm bằng phương pháp hạ nhiệt nhanh và giảm áp suất khiến dung môi thăng hoa (chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể lỏng) mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng vaccine.

Cuối cùng, vaccine sẽ được đóng thùng, dán nhãn và bảo quản cho các mục đích tiếp theo. Một loại vaccine thông thường có hạn sử dụng khoảng 6 tháng sau sản xuất và cần nguồn lực lớn cho quá trình bảo quản vaccine. Chính vì vậy, ngoài quá trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP WHO, doanh nghiệp cần có nhà kho đủ tiêu chuẩn GSP để bảo quản vaccine tránh ảnh hưởng gây hại từ môi trường.

Xem thêm: Bảo quản vaccine chuẩn GSP

quy-trinh-san-xuat-vaccine-vaccine-duoc-san-xuat-nhu-the-nao
Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng sản xuất vaccine

2. Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng sản xuất vaccine

Nhằm đảm bảo chất lượng sản xuất vaccine đạt chuẩn, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần đảm bảo quá trình chế biến, chiết rót được thực hiện ở môi trường cấp độ sạch A. Chính vì vậy, cần áp dụng các AHU riêng cho khu vực sản xuất.
  • Các phòng sản xuất thành phẩm có khả năng gây hại cần áp dụng áp suất âm, không khí không được tuần hoàn tái sử dụng, không khí thải ra cần qua màng lọc vô trùng trước khi thải ra môi trường và định kỳ phải kiểm tra hiệu quả của các màng lọc này.
  • Đường ống và van lọc thông khí cần được thiết kế thuận lợi cho việc vệ sinh và tiệt trùng.
  • Hệ thống nhà xưởng, không gian cần phải có tính kín khít cao để kiểm soát tạp nhiễm.
  • Chủng giống và ngân hàng tế bào dùng trong sản xuất vaccine cần được bảo quản riêng so với các nguyên liệu khác, ở điều kiện thích hợp với yêu cầu khe và nhiệt độ, đổ ẩm và mức độ tạp nhiễm (Nhiệt độ bảo quản có thể lên đến – 40 hoặc – 70 độ C).
  • Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, áp suất nhà kho theo tiêu chuẩn GSP phù hợp với yêu cầu bảo quản của thành phẩm.

Xem thêm: Nhà máy sản xuất Vaccine

3. Kinh nghiệm INTECH trong quá trình triển khai nhà xưởng sản xuất vaccine chuẩn GMP WHO

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình triển khai xây dựng nhà xưởng vaccine chuẩn GMP WHO, INTECH tự hào được trở thành người trợ lý, đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp triển khai dự án nhà máy vaccine như ……. Sự tin tưởng gửi gắm của khách hàng là phương châm hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động gần 10 năm của chúng tôi.

Chính vì vậy, nếu quý doanh nghiệp có mong muốn xây dựng, thi công nhà xưởng vaccine, hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ.

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *