Phòng sạch – từ khóa được quan tâm trong một vài năm trở lại đây. Đặc biệt là trong các ngành sản xuất theo dây chuyền công nghệ cao: dược phẩm, chíp, bo mạch, thiết bị y tế… Vậy phòng sạch là gì? Địa chỉ thi công phòng sạch Hà Nội uy tín, chất lượng? Hãy cùng Phongsachgmp tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Khái niệm
Định nghĩa chuyên môn cho rằng phòng sạch là phòng mà ở trong đó nồng độ hạt lơ lửng trong không khí cùng các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất đều bị khống chế và điều khiển để đem đến một hệ thống làm việc cực kỳ tinh vi và hiện đại.
Hay nói cách khác, phòng sạch là phòng kín, trong đó lượng bụi được hạn chế một cách thấp nhất; nhiệt độ, áp suất và độ ẩm được khống chế và điều khiển giúp quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất không bị bẩn, không có khí độc hại, đảm bảo vô trùng, “sạch” như nghĩa của nó.
Xem thêm: Nội quy phòng sạch, nguyên tắc trong phòng sạch
2. Một số thuật ngữ quan trọng
- Airborne Particulate Cleanliness Class Number: Cấp độ sạch về số lượng các hạt trong không khí, cấp độ càng nhỏ chứng tỏ phòng càng sạch
- Air Lock: Là phòng ngăn không khí, được giữa phòng và không gian bên ngoài, nó có tác dụng phòng đệm hay phòng trung chuyển khi vận chuyển vật liệu ra vào khỏi khu vực phòng sạch.
- Cleanzone: Không gian tập trung các hạt có trong không khí được kiểm soát dưới mức độ cho phép.
- Filter Module: Thiết bị lắp bộ lọc HEPA hoặc ULPA, được lắp ở trần nhà hoặc trong tường của phòng.
- HEPA (High Effciency Particulate Air) Filter (Bộ lọc bụi trong không khí hiệu năng cao): Khả năng lọc không khí , giữ lại ít nhất 99,97% các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 0,3 micron.
- ULPA (Ultra Low Particulate Air) Filter (Bộ lọc bụi cực nhỏ trong không khí): Bộ lọc có thể giữ lại 99,9999% các tiểu phân có kích thước nhỏ tới 0,12 micron.
- HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) Systems (Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí): Thiết bị cung cấp, duy trì việc sưởi ấm, làm mát và điều hòa không khí.
- Laminar Flow (Thổi gió từng lớp): Thổi gió trong một khu vực có giới hạn không gian xác định với hướng và vận tốc gió không thay đổi.
- Microbes (Vi sinh vật): Các sinh vật cực nhỏ, thường mang theo bệnh, chúng thường được phát tán
- Turbulent Flow (Dòng chảy rối): Dòng không khí trong một không gian nhất định.
3. Tiêu chuẩn phòng sạch
Trước khi quyết định lựa chọn đơn vị thi công phòng sạch Hà Nội uy tín, cần tìm hiểu qua về tiêu chuẩn phòng sạch. Tiêu chuẩn đầu tiên chính là hàm lượng bụi bẩn lơ lửng bên trong không khí được khống chế đến mức nào (các loại bụi bám cũng không loại trừ).
Thử làm phép so sánh giữa sợi tóc người có đường kính khoảng 100 µm, các hạt bụi lơ lửng bên trong phòng sạch có đường kính từ 0.5 đến 50 µm, vậy sợi tóc có thể gấp từ 2 đến 200 lần các hạt bụi lơ lửng.
3.1 Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)
Tiêu chuẩn phòng sạch lần đầu được đưa ra vào năm 1963 một cách nghiêm túc. Và cho đến hiện nay tiêu chuẩn này đã được dùng chung cho toàn thế giới, lấy tên là 209. Về sau có nhiều cải tiến, hoàn thiện và trở thành các phiên bản như tiêu chuẩn 209 A (1966), 209 B (1973)… cho đến 209 E (1992). Tiêu chuẩn quy định lượng hạt bụi lơ lửng trong một đơn vị thể tích không khí, người ta chia thành các tầm kích cỡ bụi là loại phòng được xác định bởi số lượng hạt bụi có kích thước lớn hơn 0.5 µm trên một thể tích là 1 foot khối (ft3) không khí trong phòng sạch.
3.2 Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E (1992)
Tiêu chuẩn 209 E (1992) xác định hàm lượng bụi trong không khí theo đơn vị chuẩn (m3).
Tiêu chuẩn này đã bị Bộ Thương mại Mỹ hủy bỏ vào năm 2001 nhưng cho đến nay nó vẫn được ứng dụng rộng rãi.
3.3 Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Tiêu chuẩn này do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) quy định, được phát hành năm 1999 với tên gọi “Phân loại độ sạch không khí”.
Xem thêm: Các cấp độ phòng sạch, phòng siêu sạch
4. Ứng dụng phòng sạch cho các lĩnh vực
Tiêu chuẩn về phòng sạch ở hiện tại và trong vài năm tới nó sẽ là một quy phạm xây dựng bắt buộc đối với nhiều nhà máy, bệnh viện… những nơi đòi hỏi độ sạch cao. Cụ thể:
4.1 Phòng mổ, phòng máu
Đây là nơi được ứng dụng phòng sạch nhiều nhất. Do đặc thù, yêu cầu độ sạch cao để tránh các rủi ro cho người bệnh không bị nhiễm trùng sau mổ hoặc máu bị nhiễm khuẩn.
4.2 Dược phẩm
Để tránh gây biến chứng cho con người khi sử dụng do vi khuẩn gây nên, người ta áp dụng phòng sạch cho lĩnh vực dược phẩm. Đảm bảo quá trình sản xuất các loại thuốc, thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động chữa bệnh cho con người phải được vô trùng.
4.3 Thực phẩm
Khi sản xuất thực phẩm phải được sản xuất tại phòng sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng, từ đó nâng cao uy tín của thương hiệu sản xuất. Ngăn ngừa thực phẩm (sữa, bánh kẹo…) không bị hư hỏng, biến chất
4.4 Mỹ phẩm
Mỹ phẩm khi bị vi khuẩn xâm nhập, tác động sẽ gây hư hỏng, phá hủy mọi thành phần có trong đó gây nên hiện tượng dị ứng, phá hủy da, tóc của con người. Do vậy việc sản xuất mỹ phẩm tại phòng đảm bảo tiêu chuẩn là cần thiết vô cùng, không chỉ tránh vi khuẩn sản sinh trong quá trình sản xuất mà còn bảo quản mỹ phẩm tốt hơn, lâu hơn.
4.5 Bán dẫn
Đối với một số thiết bị điện tử có yêu cầu rất khắt khe về tính chính xác, do vậy mà chỉ cần một hạt bụi nhỏ thôi cũng có sức mạnh phá hủy các bo mạch, chip điện tử… Và phòng sạch sẽ giúp loại bỏ các loại bụi này, cho phép các sản phẩm điện tử có được độ chính xác cao.
Xem chi tiết: Dịch vụ trọn gói phòng sạch chuẩn GMP, ISP
4.6 Đơn vị thi công phòng sạch Hà Nội
Nếu bạn đang cần tư vấn giải pháp và tìm kiếm đơn vị năng lực, uy tín? Công ty Cổ phần Công nghệ và đầu tư INTECH là đơn vị cung cấp giải pháp tư vấn toàn diện trong đầu tư thi công nhà máy, xây dựng và vận hành theo nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế GMP/ HACCP.
Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án xây dựng phòng sạch GMP, sự thấu hiểu về ngành Dược phẩm, thấu hiểu về quy trình xây dựng nhà máy GMP, INTECH Group đã là đối tác tin cậy của các đơn vị Dược phẩm như: Công ty Dược phẩm TW Mediplantex, Dược Hà Tây, Dược Thành Phát, Dược phẩm Biotech…
INTECH cam kết mang đến cho khách hàng giải pháp phù hợp, tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất!
Tin liên quan