Việc áp dụng GMP vào các lĩnh vực sản xuất là không thể thiếu. Mục đích của GMP mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho tất cả các sản phẩm đạt chất lượng an toàn.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu về GMP
GMP (viết tắt của Good manufacturing Practices) là thực hành sản xuất tốt
1.1 Định nghĩa:
GMP là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm…,
=> Nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng an toàn.
Xem thêm: Thi công nhà xưởng sản xuất hóa mỹ phẩm đạt chuẩn GMP – Phân biệt GMP và SSOP – Đánh giá GMP – Tiêu chuẩn không khí sạch
1.2 Các lĩnh vực áp dụng tiêu chuẩn GMP:
Dược phẩm
Thực phẩm
Mỹ phẩm
Thiết bị y tế
Việc áp dụng GMP cũng được áp dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng và khách sạn.
2. Phạm vi của GMP
– Nhân sự
– Nhà xưởng
– Thiết bị
– Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
– Quá trình sản xuất bao gồm: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất.
– Thử nghiệm mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu.
– Kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, vệ sinh và thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng.
– Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh nhất.
– Thực hiện, hồ sơ, tài liệu, …
Nguyên tắc thực hiện GMP
– Mô tả rõ các yêu cầu kỹ thuật và quy trình chế biến qua các công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất đó.
– Lý do phải thực hiện các yêu cầu hoặc quy trình kỹ thuật phải nêu rõ đề đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Mô tả chính xác các thao tác, thủ tục phải tuân thủ tại công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất để đảm bảo các yêu cầu chất lượng.
– Phân công cụ thể quy trình giám sát việc thực hiện GMP và việc thực hiện.
4. Mục đích của GMP
Mục đích của GMP giúp doanh nghiệp sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,… có thể thiết kế, xây dụng, lắp đặt thiết bị,nhà xưởng đảm bảo điều kiện về kỹ thuật và quản lý.
Giúp quá trình sản xuất được sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường trong và ngoài nước.
Tất cả các quá trình quan trọng đều được xem xét, xậy dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật
Các điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất được xác định và đưa ra các yêu cầu để thực hiện, kiểm soát một cách rõ ràng
Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và việc kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả.
Không đầu tư quá mức cần thiết gây lảng phí hay đầu tư không đúng yêu cầu. Mục đích của GMP là giúp tiết kiệm được chi phí toha thấp nhất cho doanh nghiệp, nhà xưởng.
Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên, tăng cưởng sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý.
Đạt được sự công nhận quốc tế, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.
Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận và hừa nhận lẫn nhau, đáp ứng được tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu.
Triết lý “làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất”
Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy sản xuất.
Không chỉ có các thông số kỹ thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính, cung tiêu… cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tất cả các công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng công việc… sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ những công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết kiệm được thời gian, nhân lực… và tăng năng suất.
Vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất. Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiểu quả GMP.
Với những mụ đích GMP mang lại cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất là rất nhiều. Chính vì vậy việc áp dụng GMP vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là điều tiên quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó.
Tin liên quan