Ngành Làm đẹp và Mỹ phẩm là một trong những ngành có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, với nhiều đổi mới và thách thức trong lĩnh vực xây dựng nhà máy và hướng tới tiêu chuẩn CGMP mỹ phẩm. Năm 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một năm đầy hứa hẹn và cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Cùng nhìn lại tổng quan xu hướng thị trường năm 2023 và dự đoán những xu hướng nổi bật thị trường mỹ phẩm năm 2024.
Mục Lục Bài Viết
1.Tổng quan xu hướng thị trường mỹ phẩm năm 2023
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP quý 2 của Việt Nam tăng 4,14%, và lạm phát vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nửa đầu năm 2023 phản ánh sự thay đổi phức tạp của các yếu tố trong và ngoài nước.
Thị trường bán lẻ có diễn biến ảm đạm, đồng pha với tăng trưởng chậm của kinh tế vĩ mô. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2023 đạt 5.105.400 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp áp dụng các xu hướng mới như bán hàng đa kênh, mở rộng đa dạng kênh thanh toán, sử dụng trí tuệ nhân tạo và tối ưu hóa chi phí.
Theo Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtrics, người tiêu dùng tìm kiếm sự kết nối trong tương tác với thương hiệu và sản phẩm
Việc đọc kĩ hơn và nắm rõ hơn sẽ giúp các doanh nghiệp mỹ phẩm thấu hiểu và dự đoán được phần nào xu hưởng thị trường mỹ phẩm năm 2024
Đọc thêm: Mỹ phẩm Việt “nuôi dưỡng” giấc mơ xuất khẩu – Báo Tạp chí KHCN Việt Nam
2. Báo cáo thị trường mỹ phẩm theo 3 kênh phân phối phổ biến
CỬA HÀNG BÁN LẺ | SÀN TMĐT | KÊNH TV MUA SẮM | |
Tổng Quan: | – Cửa hàng bán lẻ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phân phối mỹ phẩm. – Các cửa hàng mỹ phẩm địa phương đến các chuỗi cửa hàng quốc gia đều đóng vai trò quan | – Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) trở thành kênh phân phối chính cho mỹ phẩm. – Shopee, Tiktok Shop, Lazada mở rộng quy mô thị trường. | |
Ưu điểm | – Tiếp cận trực tiếp khách hàng. – Tạo trải nghiệm mua sắm online và offline. – Tăng cường tương tác và tư vấn từ nhân viên. | – Tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng trực tuyến. – Chiến lược quảng cáo và tiếp cận khách hàng hiệu quả. – Cung cấp nền tảng cho các thương hiệu nhỏ và mới. | – Đa dạng nguồn cung, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. – Quảng bá hiệu quả, tạo sự tin tưởng và ảnh hưởng lớn. – Trải nghiệm mua sắm hấp dẫn với khả năng tương tác trực tiếp. |
Thách thức | – Cạnh tranh từ chuỗi cửa hàng và thương hiệu quốc tế. – Chi phí quảng cáo và trưng bày sản phẩm. | – Cạnh tranh từ hàng nghìn thương hiệu khác. – Đối mặt với thách thức về uy tín và chất lượng sản phẩm. – Chi phí quảng cáo và phí giao dịch có thể tăng. | – Chi phí quảng cáo cao, đặc biệt trong các khoảng thời gian cao điểm. – Khả năng tương tác hạn chế, giới hạn sự tham gia mua sắm. |
Chiến lược Doanh nghiệp: | – Tăng cường mối quan hệ với cửa hàng địa phương. – Phát triển chương trình khuyến mãi và ưu đãi. – Xây dựng chiến lược trưng bày hấp dẫn. | – Tối ưu hóa trang sản phẩm để thu hút sự chú ý của người mua. – Tham gia vào các sự kiện khuyến mãi và giảm giá trên các sàn TMĐT. – Hợp tác với các đối tác vận chuyển để cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin | – Kết hợp giữa cửa hàng bán lẻ và sàn TMĐT. – Tối ưu hóa doanh số bán hàng và tạo trải nghiệm mua sắm đa chiều. – Chiến lược linh hoạt và đổi mới để nắm bắt cơ hộ |
3. Phân tích 5 xu hướng của thị trường mỹ phẩm năm 2024
Năm 2023 cũng như những năm khác đều có những biến động mà thị trường không lường trước. Các bất ổn về chính trị cộng với sự phục hồi chậm của nền kinh tế sau đại dịch dẫn đến nhiều sự bất ổn về kinh tế, và cũng trong năm qua thị trường chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Dưới đây là dự đoán 5 xu hướng thị trường mỹ phẩm năm 2024.
Xu Hướng mỹ phẩm hữu cơ lành tính
- Mỹ phẩm hữu cơ, dành cho da nhạy cảm đang trở thành xu hướng phổ biến trên thị trường mỹ phẩm 2024.
- Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Cần minh bạch về nguồn gốc và quy trình sản xuất, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Xu hướng mỹ phẩm cá nhân hóa nhu cầu
- Xu hướng cá nhân hóa mỹ phẩm đang thịnh hành trong thị trường mỹ phẩm 2024.
- Người tiêu dùng mong muốn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cá nhân.
- Sử dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm tương tác và thu thập dữ liệu.
Vẻ đẹp đa dạng và tự nhiên
- Vẻ đẹp đa dạng là một xu hướng quan trọng trong thị trường mỹ phẩm 2024.
- Người tiêu dùng muốn được chấp nhận và tôn trọng bản thân và người khác.
- Thương hiệu cần thể hiện sự đa dạng và tôn trọng này.
Bao bì thân thiện với môi trường
- Bao bì thân thiện với môi trường là một xu hướng đáng chú ý trên thị trường mỹ phẩm 2024.
- Người tiêu dùng mong muốn sử dụng các sản phẩm có bao bì tái chế hoặc phân hủy sinh học.
- Thương hiệu cần đảm bảo sự quan tâm và trách nhiệm đối với môi trường.
Thử nghiệm ảo trong mỹ phẩm
- Thử nghiệm ảo là một xu hướng phát triển trong thị trường mỹ phẩm 2024.
- Người tiêu dùng có thể trải nghiệm sản phẩm trên điện thoại hoặc máy tính.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng cường sự tự tin khi mua sắm.
4. Cơ hội phát triển của thị trường mỹ phẩm năm 2024
Lĩnh vực mỹ phẩm tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến tăng từ 2 tỷ USD năm 2016 lên gần 2,7 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6% mỗi năm.
Việt Nam xuất khẩu nhiều loại mỹ phẩm đa dạng như chăm sóc da, tóc, răng miệng và mỹ phẩm cao cấp như nước hoa và trang điểm, cũng là một xu hướng trong thị trường mỹ phẩm 2024. Xu hướng xuất khẩu mỹ phẩm hữu cơ thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng và nhà sản xuất. Ngành mỹ phẩm từ Việt Nam đang mở rộng thị trường quốc tế với các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao và bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng toàn cầu trong thị trường mỹ phẩm 2024.
Trên nền tảng sự phát triển đáng chú ý của thị trường mỹ phẩm năm 2024 tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy tiềm năng lớn và quyết định đầu tư vào việc xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại đây. Việc này được thực hiện nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú và chi phí sản xuất thấp. Cùng với đó, việc đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế đối với các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc hữu cơ. Đó là lý do hiện nay rất nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm Việt ngày càng hướng tới tiêu chuẩn CGMP.
Xem thêm “Hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn C-GMP:
Trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất mỹ phẩm, các doanh nghiệp gặp không iys những khó khăn nhất là khi theo đuổi các tiêu chuẩn như GMP, ISO, CGMP. Đưng ngại kết nối, chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp bạn gặp phải tới các chuyên viên tư vấn của Công ty GMP EU chúng tôi!
Xem thêm về Dự án của Công ty GMP EU – INTECH Group
Tin liên quan