Các quy định quan trọng về GMP thuốc sinh dược

Bên cạnh nền công nghiệp sản xuất thuốc hóa dược, công nghệ sinh học cũng đã cung cấp rất nhiều giải pháp trong chữa trị cho con người. Các chế phẩm sinh học đang sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ chẩn đoán đến chữa bệnh. Những chế phẩm sinh học đang được sử dụng để chữa bệnh là thuốc sinh học hay còn được gọi là sinh dược. Để xây dựng nhà máy sản xuất đạt GMP thuốc sinh dược cần lưu ý gì? Cùng GMP-EU tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

thuc-hanh-san-xuat-tot-thuoc-sinh-duoc
GMP thuốc sinh dược

1. Thuốc sinh dược là gì? Gồm những loại nào?

Công nghệ để sản xuất sinh dược là ngành công nghệ sinh học bao gồm công nghệ sinh học truyền thống và công nghệ sinh học hiện đại: 

Công sinh học truyền thống:

  • Các quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón.
  • Các quá trình lên men công nghiệp sản xuất acid amin, acid hữu cơ, kháng sinh,..
  • Thực phẩm lên men
  • Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh 
  • Sản xuất sinh khối giàu protein
  • Thụ tinh nhân tạo

Công nghệ sinh học hiện đại:

  • Công nghệ di truyền
  • Công nghệ tế bào
  • Công nghệ enzym và môi trường
  • Gắn với các đối tượng mang gen tái tổ hợp
  • Chip DNA
  • Liệu pháp tế bào và gen
  • Protein trị liệu
  • Tin sinh học
  • Công nghệ sinh học nano
  • Hoạt chất sinh học

2. Tiềm năng phát triển của các sản phẩm sinh dược hiện nay

Hiện nay, nhu cầu về thuốc sinh học đang gia tăng trong nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Cơ quan thống kê y tế liên lục địa của Hoa Kỳ dự báo thị trường thuốc sinh học toàn cầu sẽ đạt 250 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó chiếm thị phần lớn là các thuốc kháng thể đơn dòng. Trong số này các thuốc sinh học tương tự được cho là sẽ chiếm 4 – 10%, trị giá khoảng 10 – 25 tỷ USD. 

nha-may-san-xuat-vaccine
Sản xuất vaccine – một chế phẩm sinh học

Tuy nhiên tỷ lệ này còn có thể tăng lên khi 12 sản phẩm chia sẻ 40% thị phần thuốc sinh học hiện tại sẽ hết thời gian bảo hộ bản quyền vào năm 2020. Hiện đang có hơn 1000 quy trình nghiên cứu phát triển đang được tiến hành cho việc nghiên cứu sản xuất thuốc sinh học tương tự của hơn 100 thuốc sinh học gốc trên thị trường.

Có thể thấy rằng, tiềm năng phát triển và khai thác thị trường trong lĩnh vực này rất tiềm năng. Do đó, những năm gần đây, có nhiều nhà máy đã bắt đầu đầu tư cho các dây chuyền sản xuất sinh dược. 

3.Quy định của PIC/S đối với GMP thuốc sinh dược

Hiện nay, các nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học hiện đại tại Việt Nam còn khá ít. Vậy nên, các vấn đề về thực hành sản xuất tốt GMP thuốc sinh dược tại nước ta còn khá mới và có nhiều vấn đề cần bàn luận

Trong tài liệu hướng dẫn của PIC/S (Hệ thống hợp tác và thanh tra dược phẩm), các vấn đề về GMP thuốc sinh dược được đề cập đến tại Annex 2B (PIC/S-GMP)

Xem cụ thể tại: Hướng dẫn PIC/S – GMP

Hướng dẫn của PIC/S gồm hai phần: 

  • Hướng dẫn bổ sung về kiểm soát lô, giống và ngân hàng tế bào cho đến việc hoàn thiện, thử nghiệm
  • Hướng dẫn cụ thể về một số loại hoạt chất sinh học và dược phẩm được lựa 

Không giống như các sản phẩm thuốc thông thường được sản xuất bằng kỹ thuật vật lý, hóa học có tính nhất quán cao, việc sản xuất các hoạt chất sinh học có nhiều sự biến đổi, các sản phẩm sản xuất ra không giống nhau. Do đó, các nguyên tắc quản lý chất lượng, kiểm soát rủi ro cần được phát triển trong tất cả các giai đoạn, thành phần của quá trình sản xuất. Cụ thể:

1. Nhân viên: 

Cũng như hướng dẫn của các loại thuốc khác, nhân viên cần được đào tạo đầy đủ về sản phẩm, quy trình sản xuất cũng như các biện pháp để đảm bảo an toàn. Các chế phẩm sinh học rất dễ biến đổi và nhiễm chéo. Vậy nên, việc bảo hộ lao động và kiểm tra sức khỏe của nhân viên được đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, cần thiết kế các mạch di chuyển hợp lý để nhân viên không được di chuyển từ khu tiếp xúc với vi sinh vật sống, biến đổi gen,… đến các khu vực khác. 

2. Mặt bằng và thiết bị: 

Cần lưu ý đến những nguy cơ nhiễm từ môi trường bên ngoài. Dự phòng nhiễm luôn được khuyến khích hơn là xử lý nhiễm. Đặc biệt với các nguyên liệu tế bào sống nên sử dụng khu vực sản xuất chuyên dụng (an toàn sinh học cấp 3 hoặc 4) và sử dụng tất cả các biện pháp thích hợp để tránh lây nhiễm các tác nhân này ra bên ngoài. 

Các biện pháp đó bao gồm: đảm bảo hệ thống không khí được thiết kế để tránh nhiễm chéo nhất có thể, sử dụng các khu vực áp lực dương để xử lý các sản phẩm vô trùng, sử dụng hệ thống làm sạch tại chỗ, xử lý nước thải,…

3. Sinh vật

Do các nguồn sinh vật có nguy cơ truyền bệnh nên cần tuân thủ các quy định của TSE và có chương trình y tế liên tục theo dõi. Cần đặc biệt chú ý để ngăn ngừa và theo dõi tình trạng lây nhiễm ở động vật nguồn/động vật cho. Đối với các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen cần duy trì khả năng truy xuất nguồn gốc. 

4. Tài liệu: 

Về nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu thô có thể cần tài liệu bổ sung về nguồn, xuất xứ, chuỗi phân bố và các biện pháp kiểm soát thích hợp. Khi sử dụng tế bào hoặc mô người hiến tặng cần truy xuất nguồn gốc và các thông tin cần thiết khác. Hồ sơ truy xuất này được lưu trữ trong vòng 30 năm kể từ ngày thuốc hết hạn. 

5. Sản xuất:

 Do tính biến đổi vốn có của hoạt chất sinh học, trong sản xuất cần chú ý đến các điều kiện để làm tăng độ bền của sản phẩm và hạn chế nguy cơ phát sinh nhiễm hay những gánh nặng sinh học không mong muốn (như sinh nội độc tố,…)

6. Nguyên liệu: 

Cần đánh giá được nguy cơ nhiễm của nguyên liệu các rủi ro đối với lô đang sản xuất và lô khác theo nguyên tắc QRM. 

7. Hệ thống lô giống và ngân hàng tế bào:

Là một phần của quản lý vòng đời sản phẩm, việc kiểm soát lô giống cũng cần tiến hành trong điều kiện GMP thích hợp. Và được kiểm soát dưới hệ thống là ngân hàng tế bào với những quy định và phân chia thích hợp để có thể kiểm soát nhiễm và chất lượng lô giống tốt nhất có thể. 

8. Nguyên tắc hoạt động:

Các nguyên tắc được đưa ra đều nhằm hạn chế nhiễm chéo và hạn chế gánh nặng sinh học. 

9. Kiểm soát chất lượng:

Kiểm soát trong quá trình có tầm quan trọng lớn hơn trong việc đảm bảo tính nhất quán về chất lượng của hoạt chất sinh học so với các sản phẩm thông thường. 

Ngoài những nguyên tắc hướng dẫn chung, tài liệu còn đề cập đến các vấn đề riêng của từng nhóm chế phẩm sinh học bao gồm: 

  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật
  • Sản phẩm dị ứng
  • Sản phẩm miễn dịch động vật
  • Vắc xin
  • Sản phẩm tái tổ hợp
  • Sản phẩm kháng thể đơn dòng
  • Sản phẩm từ động vật chuyển gen
  • Sản phẩm cấy chuyển gen

Xem thêm: PIC/S-GMP là gì?

3. Các công ty sinh dược tại Việt Nam

Tại Việt Nam các công ty sinh dược hầu hết là các cơ sở sản xuất các chế phẩm sinh dược truyền thống. Phần lớn là men vi sinh, thức ăn cho chăn nuôi, chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường,…Nhưng các sản phẩm áp dụng công nghệ sinh học hiện đại như công nghệ tế bào, công nghệ sinh học nano,công nghệ DNA tái tổ hợp…vẫn chưa có nhiều. Để phát triển sản xuất các thuốc sinh học, công nghệ là yếu tố tiên quyết. Sau đó cần tính toán đến việc đảm bảo dây chuyền đủ điều kiện sản xuất và đáp ứng các tiêu chí về đảm bảo sạch, kiểm soát chất lượng và nhiễm chéo. 

Một số công ty có các dây chuyền sản xuất các sản phẩm sinh học tương đương như insulin hay sản xuất vaccine như Công ty Nanogen, Công ty Vabiotech hay Công ty IVAC. 

GMP-EU với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công nhà máy, phòng sạch hân hạnh được đồng hành cùng quý công ty. Nếu cần bất cứ hỗ trợ nào trong việc đảm bảo sạch, hạn chế nhiễm chéo trong sản xuất sinh dược, hãy liên hệ GMP-EU để được tư vấn cụ thể hơn.

GMP-EU với đội ngũ trẻ tuối năng động với hơn 5 năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ giái đáp thắc mắc của các bạn! Chúng tôi cũng luôn tự tin và sẵn lòng với việc cung cấp những giải pháp tối ưu nhất về thới gian và kinh phí cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

Hãy đặt câu hỏi của bạn và các chuyên gia chúng tôi sẽ trả lời!

    Tin liên quan

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *